25 Tháng Mười Hai, 2022
Bệnh viêm khớp gối ở trẻ em và 5 điều bố mẹ biết càng sớm càng tốt
Hầu hết các ca viêm khớp gối ở trẻ em khi phát hiện bệnh đều chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan của các bậc phụ huynh, không phát hiện sớm hoặc tiếp cận sai hướng điều trị trong thời gian dài khiến bệnh diễn biến nặng, biến […]
Hầu hết các ca viêm khớp gối ở trẻ em khi phát hiện bệnh đều chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan của các bậc phụ huynh, không phát hiện sớm hoặc tiếp cận sai hướng điều trị trong thời gian dài khiến bệnh diễn biến nặng, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.
Vậy nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình kiến thức về bệnh viêm khớp gối để chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nếu con mình mắc phải. Dưới đây là những thông tin cơ bản mà bố mẹ cần nắm.
1/ Bệnh viêm khớp gối ở trẻ em là gì?
Viêm khớp khối ở trẻ em là tình trạng phần xương sụn trơn ở đầu các xương khớp gối của trẻ bị mòn đi, trở nên sần sùi và thô ráp. Lúc này các khớp xương cọ sát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều hơn dẫn đến việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, việc vận động của trẻ sẽ trở nên khó khăn, đau đớn hơn.
2/ Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp gối ở trẻ em
Bệnh viêm khớp gối xuất hiện ở người trung niên, lớn tuổi và cả trẻ em. Với trẻ em có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp gối, trong đó có thể kể đến 3 nguyên nhân phổ biến sau:
- Hệ thống xương phát triển không đồng đều (nếu xương của trẻ phát triển chậm hơn so với hệ cơ bắp sẽ dẫn đến sự không đau đều gây đau nhức, kéo dài gây viêm khớp)
- Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc cơ thể trẻ bị rối loạn hệ miễn dịch, giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp
- Chấn thương (té ngã, tai nạn, vận động mạnh…) không được điều trị bài bản dẫn đến hệ lụy viêm khớp gối.
3/ Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp gối ở trẻ em
Bệnh viêm khớp gối được chia thành 4 giai đoạn (giai đoạn sớm, nhẹ, giữa và nặng), ở giai đoạn sớm những triệu chứng của bệnh viêm khớp gối không rõ rệt, bước sang giai đoạn nhẹ, triệu chứng bắt đầu rõ hơn những chỉ xuất hiện thoáng qua khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp gối ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần nắm.
- Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, sụt cân, có thể kèm theo sốt cao
- Khớp gối bị sưng, phù nề, biến dạng hoặc lồi ra
- Trẻ thấy đau ở khớp khi vận động, nhất là khi chạy nhảy. Cơn đau kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí là hàng năm.
- Khi ngủ dậy, trẻ bị cứng khớp, không thể co hoặc duỗi gối, các khớp bị co cứng
- Xuất hiện tiếng động lạ ở khớp (lụp cụp, rắc rắc) khi trẻ vận động
- Có thể đau ở khớp háng, khớp cổ tay, khớp mắt cá chân…
Để tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc nhầm lẫn bệnh viêm khớp gối với các căn bệnh xương khớp khác thì tốt nhất, khi thấy bé có dấu hiệu lạ, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Biến chứng khi trẻ bị viêm khớp gối:
Nếu không phát hiện và điều trị sớm tình trạng viêm khớp gối ở trẻ sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Chức năng vận động của khớp suy giảm, thậm chí là mất hẳn chức năng vận động
- Biến chứng nắng có thể khiến trẻ tàn phế, bại liệt
- Viêm khớp gối có thể gây tổn thương van tim, gây ra các bệnh về tim mạch
- Biến chứng teo cơ, dính khớp, nặng là biến dạng khớp
Hướng xử trí khi trẻ mắc bệnh viêm khớp gối
Khi trẻ bị đau gối, bố mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh việc ngồi xổm, chạy nhảy, quỳ… Nêu bé đau nặng, cần cho bé ngưng hoàn toàn các hoạt động liên quan đến vùng gối.
Bố mẹ cũng có thể chườm đá tại vùng gối của con để giảm sưng và đau. Lưu ý để đảm bảo an toàn nên cho đá vào khăn hoặc túi nilon, tuyệt đối không chườm trực tiếp có thể gây bỏng lạnh.
Đối với trường hợp cơn đau của bé kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để điều trị sớm, nâng cao khả năng bảo tồn các khớp, tránh sự biến dạng khớp gây tàn phế, mất khả năng vận động.
- Làm gì để phòng ngừa viêm khớp gối ở trẻ em?
Bất cứ đứa trẻ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối. Tuy nhiên bố mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho con mình bằng các biện pháp sau:
- Hướng dẫn con khởi động trước khi vận động và sau khi vận động cần thả lỏng cơ thể
- Trẻ bị viêm khớp thì cần ngưng ngay các hoạt động thể chất
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa, canxi cho trẻ
- Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp, thực phẩm tốt cho xương khớp như các loại sữa.
Hy vọng với 5 thông tin cơ bản trên về bệnh viêm khớp gối ở trẻ em đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh, để từ đó có thể chủ động trang bị kiến thức để bảo vệ con tốt hơn trước các nguy cơ gây bệnh, nhất là các bậc phụ huynh có con ở tuổi ăn tuổi lớn.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng quên liên hệ cho Nhân Hòa theo Hotline 1800 55 55 45 để được tư vấn chi tiết nhất.