Miễn phí giao hàng với hóa đơn trên 500,000đ

Miễn phí giao hàng với hóa đơn trên 500,000đ

19 Tháng Mười Hai, 2022

Làm gì để tăng cường sức đề kháng cho người lớn tuổi khi “trở trời”?

“Trở trời” là cụm từ để chỉ thời tiết giao mùa – thời điểm vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh. Do đó, chủ động tăng cường sức đề kháng là cách để bảo vệ sức khỏe, hạt chế các mầm bệnh, nhất là với nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như […]

“Trở trời” là cụm từ để chỉ thời tiết giao mùa – thời điểm vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh. Do đó, chủ động tăng cường sức đề kháng là cách để bảo vệ sức khỏe, hạt chế các mầm bệnh, nhất là với nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như người lớn tuổi.

3 căn bệnh thường gặp nhất ở người lớn tuổi khi “trở trời”

Tăng đề kháng cho người lớn tuổi là điều cực kỳ cần thiết để vừa bảo vệ sức khỏe vừa hạn chế nguy cơ tái phát các mầm bệnh. Bởi lẽ thực tế hầu hết khi lớn tuổi, ai cũng mang ít nhiều mầm bệnh trong cơ thể, chỉ đợi “thời cơ” để tái phát. Trong đó, phải kể 3 căn bệnh thường gặp sau:

Viêm phổi

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, đường hô hấp là nơi chịu ảnh hưởng trước hết. Do đó, đây cũng là nơi gánh chịu hệ quả sớm và nặng nề nhất. Ngoài các bệnh như viêm xoang, cảm cúm thông thường thì viêm phổi là bệnh đáng lo ngại nhất ở nhóm người lớn tuổi.

Viêm phổi ở người cao tuổi thường diễn ra âm thầm, người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ, ho ít, khạc đờm không nhiều, thở nhanh, gấp hơn bình thường, khi thở sâu hoặc ho có thể đi kèm đau tức ngực. Bên cạnh đó, một số sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, đổ mồ hôi, ăn không ngon, người mệt mỏi.

Tăng huyết áp

Thời tiết lạnh đột ngột khiến các mao mạch co lại, huyết áp tăng đột ngột, nhất là với người lớn tuổi. Nguy hiểm hơn là khi tăng huyết áp kết hợp với xơ cứng mạch sẽ thúc đẩy hình thành các mảng xơ vữa gây ra nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, để lại các di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người thậm chí là dẫn đến tử vong.

Theo thống kê, có đến ⅔ các trường hợp tai biến mạch máu não sẽ tử vong. Các triệu chứng điển hình của đột quỵ là các cơn nhức đầu vào ban đêm, nhức 1 bên đầu kèm theo các cơn chóng mặt, ù tai, một số sẽ xuất hiện triệu chứng sưng mặt.

Bệnh xương khớp

Càng lớn tuổi, xương khớp sẽ yếu dần. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, các vấn đề về xương khớp sẽ trở nên trầm trọng hơn. Các vấn đề về xương khớp hay xảy ra với người lớn tuổi gồm gút, viêm khớp dạng thấp, thấp tim… Đây cũng là lý do, khi “trở trời” hầu hết người già thường cảm thấy đau nhức xương khớp.

Làm gì để tăng đề kháng cho người lớn tuổi khi “trở trời”?

Đa số người lớn tuổi đều đã có sẵn bệnh nền, chỉ đợi “thời cơ” để bùng phát và thời tiết thất thường là yếu tố bất lợi nhất làm bùng phát các mầm bệnh có sẵn cũng như phát sinh các căn bệnh khác dẫn đến hệ lụy vô cùng lớn. Vậy nên, tăng cường sức đề kháng là điều cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và phát bệnh ở người lớn tuổi. Theo đó, dưới đây là những cách tăng cường sức đề kháng mà bạn cần nắm nếu gia đình có người lớn tuổi.

Giữ ấm cho cơ thể

Dù ở nhà hay ra ngoài, người cao tuổi cũng cần giữ ấm cơ thể để hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh gây ra các bệnh về đường hô hấp. Để giữ ấm, người lớn tuổi cần sử dụng khăn len, mũ len, đeo khẩu trang, mang tất, áo dài tay… Tránh mở cửa sổ khi gió mạnh, hạn chế ra đường vào ban đêm, tránh tập thể dục vào sáng sớm, khi cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ dễ dẫn đến tai biến, nhồi máu cơ tim… nguy cơ tử vong cực lớn.

Chế độ dinh dưỡng đủ chất

Người lớn tuổi việc ăn uống sẽ dần khó khăn, dễ dẫn đến trường hợp cơ thể thiếu chất, nhất là chất béo – nhóm chất sinh năng lượng, chống rét cực tốt. Chính vì vậy, với nhóm người cao tuổi, cần xây dựng chế độ ăn đa dinh dưỡng, lựa chọn các món ăn nấu chín, mềm, dễ tiêu, nếu chán ăn có thể chia thành nhiều bữa. Người lớn tuổi nên tránh ăn nhiều vào buổi tối sẽ dễ gây khó tiêu.

Tập luyện một chút sẽ tốt

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, tăng cường hoạt động tim mạch, hô hấp, giảm đường huyết cũng như mỡ máu. Tuy nhiên, lưu ý, người lớn tuổi cần tập thể dục ở nơi kín gió, ấm áp, tránh tập vào sáng sớm, ngoài ra chỉ nên tập vừa sức, không nên cố tập nhiều.

 

 

Trang bị các sản phẩm, thiết bị kiểm tra sức khỏe tại nhà

Đối với gia đình có người lớn tuổi nên trang bị các sản phẩm thiết bị y tế như máy đo huyết áp, đường huyết, một số túi nhiệt, nhiệt kế… để thường xuyên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đồng thời không quên việc khám sức khỏe tổng quát.

Bổ sung thực phẩm cải thiện sức khỏe

Hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lớn tuổi như sữa, thực phẩm bảo vệ, tăng cường sức khỏe xương khớp, tim mạch… Tùy thuộc vào từng tình trạng của mỗi người mà quyết định việc sử dụng sản phẩm nào. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia, dược sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Không thể phủ nhận, càng lớn tuổi thì sức khỏe càng suy giảm. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc, bảo vệ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, người lớn tuổi hoàn toàn có thể có một sức khỏe dẻo dai, kéo dài tuổi thọ. Hy vọng với những chia sẻ trên phần nào đã mang đến những thông tin hữu ích cho tất cả mọi người để từ đó biết cách tăng đề kháng, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng quên liên hệ với Nhân Hòa theo Hotline 1800 55 55 45 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.